-
- Tổng tiền thanh toán:
Cọc Tiếp Địa Là Gì? Quy Cách Và Phân Loại, Báo giá theo Cột đèn chiếu sáng
Bạn đang tìm kiếm thông tin về Cọc Tiếp Địa như phân loại, kiểu dáng, bản vẽ, kích thước và bảng báo giá? ZALAA cấp Cột Đèn LED và đồng thời cũng OEM. Xem Ngay!
Cọc tiếp địa là vật tư chống sét quan trọng nhất trong hệ thống chống sét lan truyền, và được đưa vào sử dụng bắt buộc trong các hoạt động xây dựng, lắp dựng ngoài trời. Vậy các tiêu chuẩn, quy định đóng cọc tiếp địa là gì? ZALAA xin được tổng hợp qua bài viết này, xin mời mọi người tham khảo.
Phần 1: Cọc Tiếp Địa Là Gì?
Cọc tiếp địa có khả năng chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét lan truyền. Lượng điện năng này sẽ được truyền xuống môi trường đất xung quanh một cách an toàn.
- Cọc tiếp địa là vật tư chống sét đóng vai tròn quan trọng trong bãi địa chống sét đạt chuẩn. Cọc tiếp địa còn được gọi là cọc nối đất, hoặc điện cực đất.
Cọc tiếp địa giúp bảo vệ công trình, thiết bị của bạn và không ảnh hưởng đến các cá nhân, công trình khác.
Cọc tiếp địa về cơ bản là thanh kim loại. Nó được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, được thi công cắm sâu vào trong lòng đất. Cọc tiếp địa có một đầu vót nhọn để cắm sâu xuống đất. Một đầu bằng để có thể đóng búa tạ. Đầu cọc tiếp địa có thể được làm ren để nối 2 cây cọc dễ dàng hơn.
Cọc tiếp địa được thi công đầu tiên và được xem là nền móng của hệ thống chống sét. Nếu như không được quan tâm đúng mức, hệ thống tiếp địa có thể trở thành quả bom nổ chậm, gây phản tác dụng vì không thể triệt tiêu sét xuống lòng đất, gây ảnh hưởng đến an toàn của dân cư xung quanh.
Công dụng cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn do sét đánh và truyền xuống đất.
Mục đích nhằm bảo vệ tính mạng con người và tài sản, công trình. Đồng thời tránh gây hư hỏng thiết bị điện, điện tử,…
Cọc tiếp địa dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống lòng đất. Sau đó tiêu tán năng lượng những xung này. Nếu thiết bị chống sét có điện trở đất cao (không được tiếp địa tốt), khi sét đánh vào mạng điện sẽ gây hư hại và hậu quả khó lường. Tuỳ vào yêu cầu tiếp đất, điện trở đất của công trình mà có thể lắp đặt hệ thống tiếp địa bằng cách khoan giếng thả cọc, hoặc đóng cọc, số lượng cọc phù hợp.
Như vậy, hệ thống cọc tiếp đất càng chuẩn, càng tối ưu thì thời gian sử dụng càng lâu và nó tránh được tối đa mọi nguy hiểm cho người sử dụng cũng như những hệ lụy khác.
Một hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn cần tuân theo những tiêu chí nào?
Trên thực tế, nếu như bạn muốn đóng cọc tiếp đất đúng cách và cho hiệu quả tốt nhất là điều không hề đơn giản. Nhưng cũng đừng lo lắng, EvnBamBo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này ngay sau đây.
Những tiêu chí cần thiết để đóng cọc tiếp đất đạt chuẩn là:
- Không làm ảnh hưởng tới những công trình ngầm hoặc cản trở sinh hoạt chung. Để có thể làm được điều này thì bạn cần phải khảo sát thật kỹ càng thực địa bạn muốn lắp đặt hệ thống cọc tiếp đất.
- Toàn bộ hệ thống cọc tiếp địa đều phải được nằm gọn trong lòng đất bao gồm toàn bộ số cọc tiếp đất cùng với hệ thống thiết bị kết nối chúng.
- Khoảng cách giữa cọc tiếp địa phải đạt tiêu chuẩn: khoảng cách giữa các cọc với nhau phải ít nhất bằng từ 1 tới 2 lần chiều dài mỗi cọc đóng xuống đất ( chiều dài cọc thông thường từ 2.4 tới 5.2m).
- Nếu như hệ thống cọc tiếp đất của bạn thỏa mãn được đầy đủ cả 3 yêu cầu trên thì bạn đã sở hữu cho mình 1 hệ thống cọc tiếp địa đạt tiêu chuẩn và hiệu quả rồi. Ngoài việc đóng cọc tiếp địa sao cho hiệu quả và đúng cách thì việc lựa chọn cọc có chất lượng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho hệ thống chống sét trở lên hoàn hảo hơn.
Phần 2. Phân Loại Cọc Tiếp Địa thường ứng dụng hiện này
Cọc tiếp địa trên thị trường có rất nhiều loại. Để lựa chọn được loại cọc tiếp địa phù hợp với công trình, chúng ta cần nắm qua một số đặc tính cơ bản của từng loại cọc, để từ đó lựa chọn và đưa ra phương án thi công phù hợp hơn
Các loại cọc tiếp địa chưa có cách phân loại chính quy. Tại Việt Nam, cách phân loại cọc tiếp địa phổ biến là dựa vào:
- Chất liệu cọc tiếp địa là gì?
- Nguồn gốc của cọc tiếp địa từ đâu?
- Hình dạng của cọc tiếp địa như thế nào?
I, Phân loại theo chất liệu cọc tiếp địa
2.1. Cọc tiếp địa mạ kẽm.
- Cọc tiếp địa mạ kẽm thường được làm bằng thép V5, V63, kích thước chiều dài L=2.5M. Được mạ kẽm nhúng nóng bên ngoài nhắm bảo vệ thanh thép không bị rỉ sét. Ưu điểm, được bán phổ biến ở những cửa hàng vật liệu xây dựng, những công ty chống sét. Nhược điểm, có tiết diện lớn nên thường dùng tay rất khó khi đóng xuống đất.
- Có giá bán từ 200000 đ đến 380000 đ tùy khối lượng và cửa hàng.
2.2. Cọc tiếp địa thép mạ đồng ấn độ.
- Cọc tiếp địa thép mạ đồng ấn độ được mạ với 2 lớp mạ tiêu chuẩn, lớp trong mạ kẽm và lớp ngoài mạ đồng, lớp mạ dày khoảng 50 Micron. Sau khi mạ cọc bóng đẹp.cọc có kich thước D14, D16, D18, D20 chiều dài L=2.4m. Cọc tiếp địa thép mạ đồng được sử dụng nhiều ở các công trình xây dựng bởi, giá thành thấp, dẫn điện tốt, dể đóng xuống đất.
- Có giá bán từ 125000đ đến 250000đ cọc.
2.3. Cọc tiếp địa đồng vàng.
- Cọc tiếp địa đồng vàng, kích thước chủ yếu D14, D16, D18 có chiều dài L=2.4m. có tính dẫn điện tốt, không bị rỉ sét ăn mòn. Nhược điểm,cọc có độ dẽo nên khi đóng xuống đất thường hay bị cong và khó đóng.
- Có gíá bán từ 400000đ đến 600000 đ
II, Phân loại cọc tiếp địa theo xuất xứ
Ở nước ta, cọc tiếp địa được nhập khẩu từ Ấn Độ và cọc tiếp đất nội địa là hai loại chiếm tỉ lệ chủ yếu.
- Cọc tiếp đất xuất xứ Ấn Độ có chất lượng trung bình. Nó sử dụng nhiều tại các công trình nhỏ và vừa.
- Cọc tiếp địa sản xuất tại Việt Nam đa dạng về giá cả, chất lượng, quy cách, chất liệu. Tùy theo chất lượng sản xuất mà nó phù hợp với từng mô hình công trình khác nhau.
III, Phân loại theo hình dạng cọc tiếp đất
- Cọc tiếp địa thanh chữ V, độ dày lớn (V50 ~ V70)
Loại cọc tiếp đất này có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to, thường dùng chống sét cho nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng.
- Cọc tiếp địa thanh tròn đặc, quy cách D14 – D20
Cọc tiếp địa này có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng thi công, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, nhà ở, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
Phần 3: Quy cách sản xuất Cọc tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng và báo giá
-
3.1 Cọc Tiếp Địa Mạ Kẽm Là Gì?
- Về bản chất, chúng là các thanh thép đủ tiêu chuẩn, được mạ kẽm bên ngoài, nhằm tăng độ bền và khả năng chống lại oxy hóa. Hiện có 2 phương pháp mạ kẽm phổ biến là: mạ nhúng nóng và mạ điện phân. Trong đó, mạ nhúng nóng cho chất lượng cao hơn (lớp kẽm phủ bên ngoài dầy hơn) và được sử dụng nhiều hơn trong chống sét.
- Ưu điểm của cọc chống sét mạ kẽm so với các chất liệu khác là giá thành siêu rẻ và độ bền khủng khiếp. Chúng thường được sử dụng trong các công trình lớn, đặc biệt là môi trường đặc thù, nhiều hóa chất. Ví dụ như: bệnh viện, xí nghiệp, trạm năng lượng… Tuổi thọ của sản phẩm cao, giúp cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trở nên đơn giản hơn nhiều.
-
3.2 Quy Cách Cọc Tiếp Địa Mạ Kẽm
Cọc tiếp địa thép mạ kẽm có 2 hình thái thông dụng: tròn đặc hoặc chữ V (chữ L)
STT | Mã Sản Phẩm | Tên Sản Phẩm | Loại | Thông Số | Chiều Dài |
1 | QH-MK63625 | Cọc tiếp địa l63x63x6x2500 | v(l) | 63x63x6 | 2.5m |
2 | QH-MK636524 | Cọc tiếp địa l63x63x5x2400 | v(l) | 63x63x5 | 2.4m |
3 | QH-CMK1424 | Cọc tiếp địa mạ kẽm D14x2400 | Tròn | 14 | 2.4m |
4 | QH-CMK1630 | Cọc tiếp địa mạ kẽm D16x3000 | Tròn | 16 | 3.0m |
5 | QH-CMK1830 | Cọc tiếp địa mạ kẽm D18x3000 | Tròn | 18 | 3.0m |
6 | QH-CMK2024 | Cọc tiếp địa mạ kẽm D20x2400 | Tròn | 20 | 2.4m |
Chú ý:
- Cọc tròn sẽ được vót nhọn 1 đầu, đầu còn lại có 2 quy cách: để bằng hoặc tiện ren
- Cọc v có 2 quy cách: đầu vót và đầu bằng.
- Để biết cách đặt mã và xem các sản phẩm khác, vui lòng truy cập Catalogue cọc nối đất thép mạ kẽm nhúng nóng
- Thép V có diện tích tiếp xúc lớn hơn, cho hiệu quả thu sét cao hơn hẳn. Nhưng bù lại, cọc tròn có chi phí thấp hơn, lại dễ thi công và vận chuyển hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp, cọc tròn có thể đóng bằng tay, nhưng thép V thì 99% phải dùng máy để đóng.
-
3.3 Báo giá trên thị trường
Tại Việt Nam có đơn vị cung cấp các sản phẩm thép v mạ kẽm chống sét. ZALAA xin được liệt kê các đơn vị sản xuất lớn trong ngành để chủ đầu tư tham khảo:
-
Thép v mạ kẽm Hòa Phát
-
Thép v mạ kẽm Hoa Sen
-
Thép v An Khánh
-
Thép v Thái Nguyên
-
Thép v Đa Hội
-
Xưởng Gia Công Sản Xuất ZALAA Lighting
Bảng giá của cọc tiếp địa
STT | TÊN HÀNG HÓA | ĐƠN GIÁ |
1 | Cọc tiếp đất L50x50x5 x dài 2m5 | 350.000/ cọc |
2 | Cọc V63 dài 2m5 mạ nhúng nóng Cọc tiếp địa L63x63x6 x dài 2500 |
450.000/ cọc |
3 | Cọc tiếp địa L100 x 100 x 10 x dài 2m5 | 900.000 / cọc |
4 | Thép D10 mạ nhúng nóng | 25.500/ kg |
5 | Lập là tiếp địa mạ nhúng nóng | 26.500/ kg |
(giá tham khảo có biến động tăng giảm theo giá nhập thép, liên hệ trực tiếp để giá tốt nhất theo thời điểm)
Sản phẩm thường có đầy đủ giấy tờ, chứng chỉ xuất xưởng có dấu của nhà sản xuất tương ứng. Đối với các đơn hàng lớn, chúng tôi cung cấp dịch vụ gia công, thêm cờ tiếp địa (cọc tiếp địa có râu) cho lô hàng thép. Đây là quy cách cọc tiếp địa thông dụng cho các công trình cột đèn chiếu sáng.
Tại ZALAA, Quý khách sẽ nhận các giấy tờ thông tin đầy đủ liên quan, mua bán có hợp đồng và thuế V.A.T đầy đủ. Vận chuyển cam kết an toàn, đúng thời hạn.
Thông tin liên hệ Công ty Cổ phần ZALAA Việt Nam
Liên hệ Các Văn Phòng Giao Dịch:
- Hà Nội. Số J03-08 An Phú Shop Villa, KĐT Dương Nội, P.Dương Nội, Q.Hà Đông,
- T.P HCM. Số 8, Đường 19B, Lovera Park Khang Điền, Phong Phú, Bình Chánh,
- Đà Nẵng. Số 91, Phước Lý 14, Hoà Minh, Liên Chiểu,
- Nghệ An. Km 4 + 500 Đường Lê Viết Thuật Đại lộ, Cửa Hội, TP Vinh,
Xem thêm Hệ thống chi nhánh và nhà phân phối
Website: www.zalaa.vn - www.denchieusangled.vn
www.giacongdenled.com - www.laprapdenled.com - www.denchieusangled.com
Email: zalaa.vn@gmail.com
Điện thoại theo khu vực:
Hà Nội-Miền Bắc: (Mr Hiệp) 0971.043.999 (24h/7)
HCM-Miền Nam: (Mr Danh) 0944.840.666 (24h/7)
Miền Trung: (Mr Tuấn Anh) 094.2344.888 (24h/7)
🌍 𝙇𝙚𝙖𝙙𝙞𝙣𝙜 𝙎𝙢𝙖𝙧𝙩 𝙇𝙞𝙛𝙚 | 𝙝𝙩𝙩𝙥𝙨://𝙯𝙖𝙡𝙖𝙖.𝙫𝙣