Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng Trong Cột Đèn Chiếu Sáng ZALAA Lighting

Tại ZALAA Lighting có các dòng sản phẩm là cột đèn cao áp - mạ kẽm nhúng nóng. Vậy công nghệ Mạ kém nhúng nóng là gì? Nguồn gốc và Cách nhúng nóng như thế nào? Chuyên mục Quy Trình, Cấu Tạo & Nguyên Lý tiếp tục mang đến các bài viết mới...Xin mời các bạn cùng theo dõi!

QUY TRÌNH MẠ KẼM NHÚNG NÓNG TRONG CỘT ĐÈN CHIẾU SÁNG

1. Mạ Kém Nhúng Nóng là gì? Lịch sử hình thành.

  • 1.1. Mạ kẽm nhúng nóng

Là một quá trình sử dụng lớp dung dịch mạ kẽm nung nóng, sau đấy phủ lên bề mặt kim loại giúp gia tăng độ bền cũng như bảo vệ lớp kim loại khỏi những tác động từ môi trường.

Mạ kẽm nhúng nóng thực chất là một quá trình mạ kẽm đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất tích cực trong bảo vệ kết cấu lớp sắt thép, gia tăng tuổi thọ và đảm bảo tính chất hóa học cũng như vật lý của lớp kim loại bên trong.

  • 1.2. Lịch sử hình thành mạ kẽm nhúng nóng

Vào năm 1742 nhà hóa học người pháp tên là Melouin, phương pháp này lần đầu tiên được ông trình bày tại viện hàn lâm Pháp với đề tài là "bảo vệ bề mặt chi tiết thép bằng cách nhúng vào bể kẽm nóng chảy". Và tiếp theo đề tài này vào năm 1836, nhà hóa học người Pháp tên là Sorel đã nhận bằng sáng chế về công trình này, bởi ông đã biết sử dụng axit sulfuric để loại bỏ những cặn bẩn và dầu loang ở trên bề mặt kim loại, giúp cho lớp mạ kẽm nhúng nóng bám dính được tốt hơn với lớp kim loại.

Năm 1850, quy trình mạ kẽm nhúng nóng được áp dụng khá rộng rãi tại ngành công nghiệp sắt thép của nước Anh. Theo thống kê thì mỗi một năm ngành công nghiệp nước Anh sử dụng hết 10.000 tấn kẽm để làm mạ kẽm nhúng nóng. Cho đến nay mạ kẽm nhúng nóng được áp dụng trong hầu hết tất cả các ngành công nghiệp liên quan đến thép nói riêng và ngành kim loại nói chung.

2. Quy trình

  • 2.1. Làm sạch trước khi mạ:

Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ dầu, mỡ và lớp sơn cũ (nếu có). Các lớp rỉ sét và tạp chất trên bề mặt tấm kim loại cần được làm sạch bằng axit, axit sulfuric hoặc hydrochloric, sau đó rửa sạch lại. Axit hydrochloric được sử dụng nhiều vì nó được thu hồi dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp sản phẩm có thể được làm sạch bằng điện phân để loại bỏ carbon trên bề mặt. Bề mặt thép cán nóng được bao phủ bởi lớp phủ thép cán dày cần phun cát để làm sạch trước khi dùng axit.

  • 2.2. Nhúng trợ dung:

Nhúng sản phẩm vào dung dịch Kẽm clorua và Amoni clorua ( Tỷ trọng dung dịch 12 -15o Be, hàm lượng Fe < 1,5g/lít). Nhiệt độ từ 60 – 80oC trong khoảng 2 -3 phút. Việc làm này giúp loại bỏ oxit đã hình thành trên bề mặt thép, giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Hơn nữa, qua quá trình nhúng trợ dung, thép được sấy khô và đã sẵn sàng cho quá trình mạ.

  • 2.3. Mạ kẽm:

Phản ứng mạ khi nhiệt độ đạt vào khoảng giữa 445 và 465 ° C. Khi phần thép khô được nhúng trong bể mạ, bề mặt thép sẽ được làm ướt bằng kẽm nóng chảy và phản ứng để tạo thành một loạt các lớp hợp kim kẽm sắt. Việc còn lại là bạn chỉ cần chờ cho tới khi nhiệt độ trong bể mạ đạt tới mức nóng chảy. Khi đó, tất cả các phản ứng mạ có thể kết thúc. Sau đó, gạt xỉ ở trên bề mặt kẽm nóng chảy và tiến hành lấy sản phẩm lên trong khoảng từ 1 – 2 phút, kết hợp tạo rung để làm rơi kẽm thừa. Nhúng sản phẩm vào dung dịch Cromate nồng độ 1 – 1,5 o/¬¬oo khoảng 30 giây. Vớt sản phẩm ra và để nguội.

  • 2.4. Kiểm tra sản phẩm:

Kiểm tra bề mặt sản phẩm bằng mắt và bằng máy đo chiều dày lớp mạ. Nếu sản phẩm không đạt sẽ chuyển qua bước tảy axit và tiến hành làm lại.

3. Các tiêu chuẩn trong mạ kém nhũng nóng:

  • - Các kết cấu thép phù hợp với tiêu chuẩn JIS3101, SS400 và các tiêu chuẩn tương đương.
  • - Các thiết bị kết cấu thép được mạ kẽm nhúng nóng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế:
    • +Tiêu chuẩn Mỹ ASTM123/123M;
    • +Tiêu chuẩn Anh BS 1387 - 1985;
    • +Tiêu chuẩn úc AS 1074, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5408 và các tiêu chuẩn tương đương.
    • - Thực hiện quy trình quản lý, sản xuất hiệu quả theo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.

 

4. Cách Tính Giá Cột Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng:

Vì không phải gia công cầu kỳ và tinh tế như các dòng cột đèn trang trí để tạo ra các vẻ đẹp hoàn mỹ khác nhau cho từng khu vực sử dụng, mà giá cột thép mạ kẽm nhúng nóng rẻ hơn nhiều so với sử dụng các loại cột bê tông ly tâm và an toàn trong lắp đặt cũng như sử dụng. Chưa kể đến độ bền với quy trình sản xuất nêu ở trên, nên việc các chủ đầu tư chỉ định cột thép mạ kẽm nhúng nóng là dòng sản phẩm trong các dự án của mình là không thể thay thế. Nếu bạn là nhà thầu đang quan tâm tới cách tính giá cột thép thì không thể bỏ qua các gợi ý chia sẻ ở dưới đây.

  • 4.1/ Cột thép mạ kẽm nhúng nóng và những đặc điểm cần tìm hiểu trước khi khảo giá:

Cột thép mạ kẽm nhúng nóng có chiều cao thông dụng từ 4m,5m, 6m, 7m,8m,9m,10m, 11m….. thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

  • Cột thép được chia thành 2 loại cơ bản là : Cột liền cần và rời cần.
  • Cột được làm từ thép nguyên chất, qua quá trình cán và uốn dưới tác động của máy móc hiện đại.
  • Cột được tính toán thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm tính cột chuyên dụng đảm bảo đúng kích thước chủng loại và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Mỗi một loại cột đều có tiêu chuẩn và thông số riêng.
  • Chiều cao cột > 12m thì bắt buộc phải sử dụng cột rời cần để đảm bảo an toàn.
  • Các mẫu cột theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất được tính toán thiết kế chịu được tốc độ gió lên đến 45m/s.
  • Tại các vùng gió và địa hình khác nhau sẽ được thiết kế riêng dựa theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thông số cột theo bảng giải thích ký hiệu như sau:

  • 4.2/ Cách tính giá cột thép mạ kẽm nhúng nóng:

Bảng giá cột đèn thép mạ kẽm nhúng nóng phụ thuộc vào tổng khối lượng toàn bộ cột đèn .

Đơn giá cột đèn cao áp = Khối lượng x đơn giá thép

- Việc tính khối lượng của cột được dựa vào thông số kỹ thuật, từ đường kính, độ dày tôn, chiều cao cột, độ dày bích đế cột…. những thông số này hầu hết có thể tính ra được ngay từ bản vẽ do chủ đầu tư cung cấp.

- Cùng với đó là đơn giá cũng có sự thay đổi tùy từng thời điểm thị trường (đơn giá thép đã có nhân công gia công và hao hụt máy móc). 

- Với mẫu mã và kiểu cách ở mỗi trong trình khác nhau, nên dòng sản phẩm này thường không có hàng sản xuất sẵn, vì thế những đơn hàng càng vào dịp cuối năm lại đòi hỏi thời gian tiến độ cấp bách thì giá sản xuất càng tăng cao, chưa nói đến việc có những đơn hàng đòi tiến độ cấp bách thì đơn vị cung cấp cũng không thể sản xuất kịp.

=> Chính vì vậy, việc giá cột đèn cao áp có thể thay đổi tùy từng thời điểm là điều khó tránh khỏi. Khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình mẫu cột thích hợp nhất cho dự án chiếu sáng.

5. Các dòng cột đèn đường thép mạ thép nhúng nóng mà Zalaa cung cấp:

Ngoài việc cung cấp dòng thiết bị chiếu sáng như đèn led, linh kiện chiếu sáng...thì Cột đèn là dòng sản phẩm chính không thể thiếu trong bộ danh mục đó...Các dòng cột đèn đường thép mạ kém nhúng nóng phổ biến mà ZALAA cung cấp đó là:

  • 5.1/ Cột đèn chiếu sáng liền cần đơn

    Phần cột và phần vươn của cột liền với nhau. Đỉnh của cột đèn thường sẽ được uốn cong một góc trong lúc chế tạo, độ cong sẽ tùy thuộc vào từng công trình khác nhau.

    * Ứng dụng: Thích hợp để lắp đặt tại một số khu vực như: tại nội thành, các làn đường phân cách, công viên, khu đô thị, khu vực công cộng, đường cao tốc và các đoạn đường rộng …

  • 5.2/ Cột đèn chiếu sáng rời cần

    Cột đèn chiếu sáng rời cần có thể được nhận biết bởi phần cột và phần vươn phía ra ngoài nằm rời nhau, cột có ưu điểm giúp người dùng tháo lắp dễ dàng, thuận tiện trong vận chuyển và lắp đặt, bảo trì.

    * Ứng dụng: Cột đèn chiếu sáng rời cần thường được dùng để lắp đặt tại một số khu vực khác nhau như: các làn đường phân cách, công viên, các khu đô thị, đường quốc lộ, khu vui chơi, khu đô thị, đường cao tốc…

  • 5.3/ Cột đèn chiếu sáng giàn nâng hạ

    Cột đèn chiếu sáng giàn nâng hạt có thể được nâng lên hoặc hạ xuống tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

    Kết cấu bộ tời được gắn ở phía trong thân cột giúp đèn có thể dễ dàng tự động nâng hạ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đèn.

    * Ứng dụng: Cột đèn chiếu sáng nâng hạ thường được dùng nhiều trong chiếu sáng tại các công viên, khu vui chơi, sân thể thao,…

  • 5.4/ Cột đèn chiếu sáng đa giác

    Thân cột đèn chiếu sáng đa giác có cấu tạo bao gồm những đoạn ống thép côn hình đa giác được ghép lồng lại với nhau giúp tạo nên chiều cao của thân cột.

    * Ứng dụng: Cột đèn chiếu sáng đa giác thường được sử dụng để lắp đặt chiếu sáng tại nhiều khu vực khác nhau như: Các quảng trường, bến cảng, khu vui chơi, sân bay, cầu đi bộ,…

6. Giá bán và thông số chi tiết của các loại cột đèn cao áp tại ZALAA Lighting:

Các dòng cột đèn thép - mạ kẽm nhúng nóng được ZALAA cung cấp rộng khắp các thị trường, có thể xem thêm ở mục các dự án tiêu biểu; còn để xem chi tiết về các dòng cột xin mời quý khách có thể tham khảo danh sách liệt kê ở dưới đây và liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và chào giá.

Tag: #cotdencaoap #cotdenchieusang #mathepnhungnong #cotdienthep #mạkém

Bạn đang xem: Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng Trong Cột Đèn Chiếu Sáng ZALAA Lighting
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HCM-Miền Nam (Mr Danh): 0944.840.666 Hà Nội-Miền Bắc (Mr Hiệp): 0971.043.999 M.Trung-ĐàNẵng (Mr Tuấn Anh): 094.2344.888
Báo giá nhanh
Chat ngay