Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Trong Cột Đèn Chiếu Sáng ZALAA Lighting

Tại ZALAA Lighting có các sản phẩm là Cột Đèn Ống Thép - Sơn tĩnh điện. Vậy Sơn Tĩnh Điện là gì & Quy trình ntn? Thép mạ kẽm có sơn được k? Chuyên mục Quy Trình, Cấu Tạo & Nguyên Lý sẽ chia sẻ... Mời quý bạn tham khảo!

QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN TRONG CỘT ĐÈN CHIẾU SÁNG

1. Sơn Tĩnh Điện là gì? Lịch sử hình thành.

- Sơn tĩnh điện hay còn được gọi là sơn khô. Vì đây là phương pháp sử dụng bột sơn, để tạo thành lớp sơn phủ kín bề mặt sản phẩm dựa trên nguyên lí tĩnh điện. Theo đó, lớp sơn dạng bột được tích điện dương (+), sẽ bị hút bởi các hạt mang điện tích (-) trên vật sơn. Rồi di chuyển tự do tạo thành các liên kết ion chắc chắn, bám chắc bề mặt vật sơn và mang lại hiệu quả che phủ toàn diện.

- Xuất hiện từ năm 1950 và được thử nghiệm lần đầu bởi TS.Erwin Gemmer và trải qua nhiều nghiên cứu. Công nghệ sơn tĩnh điện thật sự đã mang lại ích lợi cho cuộc sống khi được ứng dụng để sơn cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. 

- Những năm gần đây khi Đèn LED đang dần thay thế cho các thiết bị chiếu sáng truyền thống như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, thì công nghệ sơn tĩnh điện cũng là lựa chọn tối ưu thay cho việc sơn thường (kiểu truyền thống) trong việc sản xuất các sản phẩm như cột đèn chiếu sáng 

- Ưu điểm: Sơn tĩnh điện cho cột đèn chiếu sáng là giải pháp ưu việt vì các sản phẩm có thêm một lớp áo giáp bảo vệ giúp gia tăng tuổi thọ của chúng. Chưa kể đến việc tạo ra nhiều màu sắc để người làm dự án tăng thẩm mỹ cho các công trình của mình thay vì một màu trắng mạ kém nhúng nóng.
 

2. Cột Đèn Ống Thép, Mạ Kẽm, Sắn uốn, Gang đúc theo thiết kế...Có Sơn Tĩnh Điện được không? Và quy trình như thế nào?

Hiện nay sơn tĩnh điện với ưu điểm bền, đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu đã được ứng dụng trong rất nhiều bộ phận thiết bị chiếu sáng như vỏ đèn, cần đèn, đế cột đèn, và đặc biệt là cột đèn (hay còn gọi là thân cột đèn, trụ đèn, trụ cột điện).

 Nhưng khi tư vấn giới thiệu cho khách hàng thì có những người hỏi rằng: Cột Ống Thép có sơn tĩnh điện được không? Thép mạ kẽm rồi có sơn được tĩnh điện nữa hay không? Các loại cần đèn trang trí bằng sắt uốn sơn tĩnh điện như thế nào? hay Cột đèn trang trí gang đúc nếu muốn sơn theo màu thiết kế, chi phí như thế nào?....v.v

Thì ZALAA Lighting xin trả lời chung cho những câu hỏi trên là đều có thể sơn tĩnh điện ạ

  • - Cột Ống Thép có sơn tĩnh điện được không?
    /Trả lời: Cột ống thép cần sơn tĩnh điện để được bảo vệ ống thép bền bỉ hơn, và bạn cũng có thể lựa chọn màu để tăng thêm thẩm mỹ cho sản phẩm
  • Cột Ống Thép đã mạ kẽm rồi có sơn được tĩnh điện nữa hay không?
    /Trả lời: Cột ống thép đã mạ kẽm rồi nếu thêm lớp sơn tĩnh điện bên ngoài thì không những tăng thêm thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn bảo vệ lớp kẽm tốt hơn, gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
  • Các loại cần đèn trang trí bằng sắt uốn sơn tĩnh điện như thế nào? hay Cột đèn trang trí gang đúc nếu muốn sơn theo màu thiết kế, chi phí như thế nào?
    /Trả lời: Với những sản phẩm là cột đèn theo thiết kế bằng sắt, nhôm, gang...thường chỉ tính chi phí khi thành phẩm, nên việc sơn tĩnh điện chỉ là phương pháp mà nhà sản xuất thay cho sơn thông thường giúp tối ưu hơn trong dịch vụ mình cung cấp.

Quy trình sơn tĩnh điện trong cột đèn chiếu sáng như thế nào?

Có thể nói chung rằng, quy trình sơn tĩnh diện cho tất cả các sản phẩm đều bao gồm 4 công đoạn là xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn, Sấy khô bề mặt trước rồi mới Sơn sản phẩm và Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm, nhưng trong nội dung bài viết nói về Quy trình Sơn Tĩnh cho cột đèn chiếu sáng, ZALAA xin kể đến như sau:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt cột đèn trước khi sơn:

Cột đèn trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt cột đèn nhằm làm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí tạo ra), sạch rỉ sét (nếu có). Điều này tạo ra bề mặt sạch tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và bề mặt cột.

  • Bước 2: Sấy khô bề mặt trước khi sơn:

Cột đèn sau khi xử lý bề mặt sạch phải được làm khô trước khi sơn, bằng phương pháp sấy khô mà nhà sản xuất có hoặc tận dụng thời tiết phù hợp nhất để đảm bảo việc sau khu xử lý sạch bề mặt thì công đoạn làm khô này phải thật nhanh chóng để đưa vào sơn ngay.

  • Bước 3: Sơn sản phẩm:

Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt sản phẩm rất nhanh là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà khu vực phun sơn sẽ tạo điều kiện tốt nhất để có thể thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

  • Khu vực sơn có 2 loại:
    • Loại 1 súng phun: (buồng phun đơn): Sử dụng 1 súng phun, áp dụng với các dòng cột đèn có kích thường dài, to...không thể sử dụng dạng băng tải hay buồng phun chuyên dụng.
    • Loại 2 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Các dạng linh kiện cột đèn như cần đèn, trụ đèn...có thể di chuyển trên băng tải vào buồng phun, sử dụng 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
  • Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm

Sau khi phun sơn, Cột đèn đảm bảo có được lượng nhiệt độ phù hợp liên tục trong một khoảng thời gian để định hình hoàn thiện sản phẩm, Nhà xưởng có thể đưa vào lò sấy chuyên dụng với nền nhiệt độ sấy từ 180 – 200 độ C trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas để đảm bảo sơn được an toàn và đạt chất lượng tốt nhất.

Qua các quy trình kể trên, cho thấy việc sơn tĩnh điện rất tốt cho các sản phẩm nhất là những sản phẩm chiếu sáng ngoài trời. Công nghệ sơn tĩnh điện áp dụng phun sơn khô với súng phun điện cho độ kế dính tốt nhất, bên cạnh việc lựa chọn nguồn sơn và màu sắc sẽ theo yêu cầu của chủ đầu tư, quý khách hàng.

 

3. ZALAA Lighting cung cấp các dòng cột đèn chiếu sáng sơn tĩnh điện nào?

ZALAA Lighting là đơn vị gia công và lắp ráp theo thiết kế cho các thiết bị chiếu sáng, vì thế các dòng cột đèn chiếu sáng được sơn tĩnh điện ở đây có mẫu mã kiểu dáng đa dạng và phong phú, chất liệu tốt, giá thành hợp lý tiết kiệm chi phí cho Chủ đầu tư, Quý khách hàng và Người sử dụng!

Các dòng sản phẩm là Cột Đèn Chiếu Sáng sơn tĩnh điện bao gồm:

Bạn đang xem: Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Trong Cột Đèn Chiếu Sáng ZALAA Lighting
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HCM-Miền Nam (Mr Danh): 0944.840.666 Hà Nội-Miền Bắc (Mr Hiệp): 0971.043.999 M.Trung-ĐàNẵng (Mr Tuấn Anh): 094.2344.888
Báo giá nhanh
Chat ngay